K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây...
Đọc tiếp

 

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt […].  Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói :
- Cách mạng thành công rồi ! Cả dân tộc đã đứng dậy ! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc chia cho dân nghèo.

a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.

b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.

1
27 tháng 8 2018

a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”

   + Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.

   + Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự

b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng

- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại) TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Hãy viết 1 bài vân cảm thụ về bài văn trên

1
12 tháng 4 2018

Khi đọc bài " Triền đê tuổi thơ " này , em thấy rằng ai cũng có kỉ niệm tuổi thơ đẹp . Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả hết sức bình dị về một con đê . Con đê chỉ là một thứ rất bình thường , nhưng đối với tác giả là những kí ức đẹp . Những kí ức của tác tuy cũng rất bình dị nhưng lại vô cùng đáng yêu . Con đê đã cùng tác giả tập đi , chiều thì dắt bò hay trâu đi gặm cỏ và nô đùa,... . Đó là những kí ức xa xăm của tác giả về tuổi thơ , nhưng giờ tác giả vận nhớ như in . Chúng ta cũng vậy , khi lớn lên thì hãy nhớ kĩ những kí ức tuyệt vời gắn liền với một thứ nào đó.

Ai đọc truyện ma ko ạk HỒN MA ĐỨA BÉ GÁICâu chuyện mà chị Trâm kể cho tôi nghe cũng không kém phần ly kì và rùng rợn. Chị nói hồi chị còn lên Sài Gòn học đại học, có thuê nhà chung với cả mấy đứa, đó là một căn nhà hai tầng, bếp và phòng khách thì ở dưới tầng một, còn hai buồng ngủ với hai buồng tắm thì ở trên tầng hai. Căn nhà này cũng không to lắm nhưng được cái tiện nghi...
Đọc tiếp

Ai đọc truyện ma ko ạk

HỒN MA ĐỨA BÉ GÁI

Câu chuyện mà chị Trâm kể cho tôi nghe cũng không kém phần ly kì và rùng rợn. Chị nói hồi chị còn lên Sài Gòn học đại học, có thuê nhà chung với cả mấy đứa, đó là một căn nhà hai tầng, bếp và phòng khách thì ở dưới tầng một, còn hai buồng ngủ với hai buồng tắm thì ở trên tầng hai. Căn nhà này cũng không to lắm nhưng được cái tiện nghi và cũng thoải mái, nó nằm gần một chợ lớn ở Sài Gòn. Cuộc sống của những sinh viên lên thành phố học mà đi xa nhà thiệt là khổ, nhưng bù lại được cái tự do. Chị Trâm có kể là hồi đó có thuê nhà cùng với ba chị nữa tên là Chi, Trang, và Ngọc. Hai chị Trang và Ngọc thì ở buồng bên cạnh, còn chị thì ở với chị Chi. Chị Chi có một anh người yêu ở Sài Gòn nên thường xuyên không ngủ lại tại cái nhà đó, nên chị Trâm tự nhiên gần như được ở hẳn một mình một buồng. Cứ tưởng rằng cái cuộc sống sinh viên cứ mãi chôi qua êm đẹp như vậy, cho đến một ngày. Nhớ cái hôm đó, chị Trâm đang phải ngồi ôn thi cho bài kiểm tra môn tiếng Anh, với một trồng sách vở trên bàn, nào là từ điển, nào là vở ghi chép, nào là sách tham khảo. Chị Trâm cứ mãi chìm đắm vào cái biển toàn chữ là chứ đó cho đên khi chi linh cảm được một điều gì đó rất là. Nói là lạ ở đây là vì chị đang tập chung học bài, chợt chị mất hẳn cái dòng suy nghĩ của mình, mà điều này rất hiếm khi sảy ra chỉ trừ khi nào có một cái gì đó tác động thì người bình thường mới mất đi cái dòng suy nghĩ mà trong lúc họ đang tập chung cao độ như vậy. Chị Trâm đặt bút xuống nhìn quanh phòng, không có ai cả, vẫn là cái tiếng ti vi không to lắm phát ra từ buồng bên cạnh của hai chị kia. Chị Trâm uống ngụm nước rồi tiếp tục học, nhưng xem ra không thể nào học nổi nữa. Chị liền vô buồng tắm rửa cái mặt cho tình táo, nhưng khi ngồi lại vào bàn chị vẫn không tài nào học nổi. Trong đầu chị cứ có một cái ý nghĩ rất khó hiểu, như kiểu không thấy an tâm học bài tiếp vậy. Cuối cùng quá chán nản, chị Trâm liền tắt đèn và quyết định sáng mai dậy sớm học tiếp, vì chị tính là đã học từ chiều đến tận giờ rồi, có lẽ đã đến lúc cho cái bộ não nó nguội tí đã, sợ từ nãy giờ học nhiều quá máy nó nóng. Chị vô buồng tắm, rồi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó ra sấy tóc và chui vào chăn ấm đệm êm ngủ. Nhưng thật lạ thay, lên giường rồi mà chị không tài nào ngủ được, trong đầu chị cứ suất hiện ba cái ý nghĩ nhảm nhí. Chị trở mình qua lại, cố gắng nghĩ đến một giấc mơ thật đẹp để chìm vào giấc ngủ nhưng xem ra vô vọng. Cứ trằn trọc như vậy mãi đến gần hai giờ sáng chị mới ngủ được. Thức dậy với tinh thần mệt mỏi, đã năm giờ hơn rồi, bẩy giờ vào học. Chị Trâm vô đánh răng rửa mặt, trong đầu chị nghĩ rằng thật là chán khi đêm qua lại mơ đi bắt ma nhưng đi mãi chả bắt được con ma nào. Chị Trâm nấu tô mì gói ăn lẹ rùi chạy qua buồng bên gọi hai bà kia dậy đi học. Chị Trang thấy chị Trâm qua liền dụi mắt và nói:
– Hôm nay hai tụi tui cúp học, bà đi đi, nếu có gì thì về bảo tụi tui. 
Chị Trâm bực mình, nhảy vô kéo chân bà Trang và nói:
– Bà đại lãn nó vừa vừa thôi, zậy đi học lẹ đi.
Nhưng dù có kéo thế nào thì chị Trang vẫn giả vờ ngủ như chết. Chán nản chị Trâm đi học một mình. Buổi chiều hôm đó về nhà, sau cái bài kiểm tra đáng nguyền rủa, chị Trâm quăng cặp vô góc buồng rồi nhảy thẳng lên giường. Chị tính nằm nghỉ ngơi một lúc rồi sẽ đi chợ mua đồ ăn về nấu. Nằm vậy một hồi mà chị Trâm chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, Khi tỉnh giậy chị nhìn giờ đã hơn tám giờ tối. Chị Trâm uể oải bò dậy, chị vòng qua phòng bên kia thì không thấy ai, chắc hai cô bạn đã đi ăn với nhau mà không rủ chị đi cùng, chị Trâm nghĩ thầm trong đầu “bọn này nhớ đấy, về thì chúng mày biết tay với bà”. Chị cầm điện thoại, bấm gọi cho chị Chi thì không ai nhấc máy, chắc lại đang quấn lấy anh người yêu rồi, chị Trâm nghĩ bụng. Để cho qua bữa, chị vòng xuống nhà tính kiếm coi có mỳ gói không thì nấu ăn tạm. Lúc chị đang bước xuống cầu thang, chợt chị để ý ra phía ngoài cửa, thấy có bóng một con bé gái mặc váy trắng cứ đứng đó cúi đầu. Chị Trâm bỏ kính ra dụi mắt rồi đeo lại hỏi lớn:
– Ai zậy?
Con bé đó không trả lời, chỉ đứng đó. Chị Trâm chợt có cái linh tính chẳng lằng. Theo đà chị chạy ngược vội lại lên buồng, vửa mở cửa thì chị hụt chân nghã. Lúc này một bàn tay lạnh tóm lấy chân chị. Chị Trâm quay đầu lại nhìn, thì thấy là con bé lúc nẫy, chị có dằng chân ra thì nó càng túm chặt, rồi nó ngẩng cái đầu lên, cái khuôn mặt trắng bệnh với hai hốc mắt xâu hoắm đó khiến chị rùng mình, chị Trâm vừa cố dằng chân ra vừa hét:
– KHÔNG!!!! Buông tôi ra!

Cái con nhỏ đó chợt nó há cái miệng xâu hoắm đen ngòm phát ra tiếng rên ghê rợn. Chị Trâm càng đạp tợn.
Chị mở mắt ra, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thì thấy bạn mình, Chi đang đứng kéo chân gọi:
– Trâm, làm gì mà la lối om xòm rồi mồ hôi mồ kê nhễ nhại zậy mẹ?
Chỉ là một giấc mơ, chị Trâm đến giờ vẫn còn nghe tim mình đập thình thịch. Chị Trâm đạp mạnh người chị Chi khiến chị ta ngã dập mông xuống đất. Chị Chi nhăn mặt:
– Con quỷ, đá tao đau zậy may?
Chị Trâm ngồi dậy nói dọng bực bội:
– Đáng đời. Ai bảo hù tao mày.
Rồi chị nhìn đồng hồ mới có hơn sáu giờ. Chị Trâm thở phào rồi hỏi chị Chi:
– Mà bà ăn cái gì chưa? Sao giờ này mới về?
Chị Chi loay hoay đứng dậy nói:
– Thì giờ tui về rủ bà đi ăn nè, nhanh lên. ảnh đang đợi ở dưới kìa.
Chị Trâm liền vào rửa mặt mũi và đi cùng với chị Chi xuống nhà. Trên đường, chị Chi cứ nằng nặc hỏi chị Trâm coi nằm mơ cái gì mà lại sợ hãi đến thế. Chị Trâm biết con bạn cùng buồng mình nhát ma lắm, nói ra thể vào cũng sợ té đái nên cứ nhất thiết nói là không có gì, chỉ là một cơn ác mộng. Không lâu sau cái giấc mơ đó, có một lần vào buổi tối, chỉ có chị Trâm ở nhà học bài một mình, còn ba người kia đã đi chơi hết. Tuần sau có một bài kiểm tra rất quan trọng, nên chị Trâm quyết tâm học cho bằng được. Đang ngồi học chăm chú, chợt cái cảm giác hôm nào lại hiện về. Chị Trâm lại bị cắt đứt dòng suy nghĩ, không tài nào học nổi. Chị buông bút xuống và quay đầu nhìn quanh, chị tự hỏi không biết tại sao lại có cái cảm giác kì quái này. Đang ngồi nghĩ vẩn vơ, bỗng cái bóng đèn vàng góc buồng chập trờn lúc sáng lúc tối. Chị Trâm giật bắn mình, và bắt đầu nổi da gà, một cái cảm giác không an toàn bắt đầu hiện về. Bỗng tim chị Trâm đập mạnh thình thịch, rồi thì cái bóng đèn góc phòng nổ đánh “ĐOÀNG”. Chị Trâm giật thót mình, quay lại nhìn. Cái bóng đèn nổ thật rồi, cả căn phòng giờ chìm trong bóng tối. Chỉ còn mỗi cái bóng đèn bàn chiếu rọi cả căn phòng. Chị Trâm bẻ cái bóng đèn bàn hướng về phái cái đèn góc buồng. Chị từ từ tiến lại, thật quái lạ, rõ ràng chị nghe tiếng nổ, vậy mà khi lại gần cái bóng đèn vẫn còn nguyên, chị thử bật lại mấy lần nhưng nó không có sáng. Chị Trâm lấy điện thoại cầm tay, soi vào cái bóng đèn để nhìn kĩ hơn, thật đáng buồn, tóc đèn ở trong đã cháy rồi. Chị gỡ cái bóng đèn ra định xuống nhà lấy bóng đèn dự phòng lên thay, thì khi vừa bước đến cửa phòng. Cái bóng đèn bàn bắt đầu chập trờn lúc sáng lúc tối. Giờ đây thì chị Trâm thực sự sợ hãi, chị đặt cái bóng đèn bàn lên tủ, đứng nhìn về phía cái bàn học. Bóng đèn vẫn chập chà chập trờn như vậy. Chị từ từ tiến lại, khi còn cách cái bàn hai bước chân thì bóng đèn bàn vụt tắt. Chị Trâm bắt đầu cảm thấy sợ hãi, một cái cảm giác lạnh lẽo chạy dọc sống lưng chị. Rồi chị bắt đầu lo lắng, bất an, vì trong đầu chị đã xuất hiện một cái ý nghĩ rằng chị không phải là người duy nhất trong phòng này. Chị lấy cái điện thoại ra soi, rồi với tay bật lại cái bóng đèn bàn, bầt lên bật xuống, cái đèn cứ sáng rồi lại tối. Đến khi nó sáng lên lần thứ ba, cái ánh sáng hắt hết cả căn phòng. Chị Trâm sau khi an tâm là bóng đèn đã sáng lại, chị quay đầu định đi xuống lấy bóng khác thì chợt chị giật nẩy người, té ngửa ra đằng sau khi mà ngay trước mặt chị đây là con bé trong mơ hôm nào. Chị Trâm hét toáng lên, được mấy giây thì bóng đèn vụt tắt, cả căn buồn lại chìm vào trong bóng tối. Chị Trâm ngồi dưới đất run rẩy, chị như không tin vào cái thứ mà mình vừa nhìn thấy. Chị thử béo má mình một cái thật mạnh, nhưng không, chị không hề nằm mơ. Chị Trâm có chấn tĩnh, rồi lấy tay run run lần mò cái điện thoại trêm mặt đất mà lúc nãy chị đánh rơi. Lần mò một hồi thì chị sờ được một vật cứng cứng hình chữ nhật, đúng là cái điện thoại rồi, có cả phím bấm nữa. Chị Trâm đang định kéo lại về phái mình, thì chợt cái điện thoại rung lên bần bật, kèm theo cái nhạc chuông vang inh ỏi vô màn đêm. Chị giật nẩy mình, nhưng chị còn kinh hãi hơn và hết toáng lên khi mà cái ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại hắt lên một khuôn mặt trắng bệch tóc dài đang ngồi xổm xuống nhìn về phía chị. Như một phản xạ tự nhiên, chị Trâm cầm cái điện thoại ném về phía cái vong đó. Nhưng chỉ nghe tiếng điện thoại đập cái đốp vô tường và vỡ ra làm hai hay ba mảnh. Chị Trâm ngồi co ro run rẩy, nhìn về phía mà cái vong kia vừa mới hiện lên. Nam phút sau, thì ba chị kia về, lúc họ đi lên bật đèn ngoài hành lang, lúc nhìn vào thì vô cùng ngạc nhiên khi thấy chị Trâm đang ngồi co ro dưới đất, mặt cắt không còn một giọt máu. Chị Trang và chị Ngọc vội chạy lại đỡ chị Trâm dậy, chị Ngọc nói:
– Trâm, bà làm sao zị?
Chị Chi chạy lại bật thử cái đèn góc phòng thấy không sáng liền nói:
– Các bà ở trên này nha, tui chạy xuống lấy bóng đèn thay.
Chị Trang và chị Ngọc đỡ chị Trâm ngồi lên giường, chị Trang chạy lại bàn học bật cái đèn bàn lên và rót một ly nước đưa cho chị Trâm. Chị Ngọc lúc này mới hỏi:
– Trâm, có chuyện gì mà nhìn bà có vẻ sợ sệt vậy?
Chị Trâm làm một ngụm nước nhỏ, vừa tầm chị Chi chạy lên thay bóng đèn, giờ thì cả căn phòng đã lại bừng sáng. Chị Trâm dọng vẫn còn run run nói:
– Tui… Tui nhìn thấy bóng ma các bà ạ …. Mà lại ngay trong căn phòng này.
Nghe bà Trâm nói vậy, cả ba chị kia rùng mình mà nổi da gà. Họ không còn giám nghi ngờ chị Trâm vì nhìn cái sắc mặt chị lúc nẫy, chắc chắn phải có điều gì kinh hãi lắm sảy ra với chị. Bà Chi lúc này mới thở dài và nói:
– Có phải bà nhìn thấy con nhỏ với cái váy trắng, tóc dài đen, khuôn mặt trắng bệch và hai hốc mắt xâu hoắm đúng không?
Chị Trâm quay ra chị Chi, với vẻ mặt kinh ngạc:
– Chả lẽ bà…

3
31 tháng 5 2019

có thật ko vậy??///

2 tháng 6 2019

Xạo đời

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

1
24 tháng 11 2019

Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

chào các bạn! không biết các bạn thế nào chứ còn riêng mình thì tuyệt nhiên mình có một niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh, thế giới của ma quỷ. Và tất nhiên bản thân phải đã trải qua và chứng kiến một cái gì đó thì mình mới có thể nói như vậy.Đã từng nghe rất nhiều câu chuyện, và câu chuyện mà mình sắp kể đây cũng chỉ một duyên cơ mà vô tình biết được, mình xin phép...
Đọc tiếp

chào các bạn! không biết các bạn thế nào chứ còn riêng mình thì tuyệt nhiên mình có một niềm tin tuyệt đối vào thế giới tâm linh, thế giới của ma quỷ. Và tất nhiên bản thân phải đã trải qua và chứng kiến một cái gì đó thì mình mới có thể nói như vậy.

Đã từng nghe rất nhiều câu chuyện, và câu chuyện mà mình sắp kể đây cũng chỉ một duyên cơ mà vô tình biết được, mình xin phép được hóa thân vào nhân vật chứng kiến để kể câu chuyện cho hấp dẫn hơn.

Cách đây cũng lâu lắm rồi, tôi còn nhớ hồi đấy là năm 1986, dân Miền Bắc đi kinh tế mới ở Miền Nam nhiều lắm. Đã có những người đi từ đợt trước và nghe đâu làm ăn cũng khấm khá, thế là họ lũ lượt rủ nhau đi, và tôi cũng đi, biết làm sao được, biết đâu đi rồi còn thoát được cái kiếp nghèo khó.

Hồi ấy đi lại còn khó khăn, đi tàu xe cũng phải mất 2 ngày đường mới đến được nơi cần đến. Tôi có bà chị cùng quê vào trước tôi 1 năm, bà ấy dặn mày cứ đến bến xe Buôn Ma Thuột rồi tao đón. Hồi ấy làm quái gì có điện thoại, tôi biên thư dặn chị ấy là ngày 18 tôi đi và chị ấy cứ căn ngày mà đón,lạy trời chuyến đi suôn sẻ như dự toán.
vừa xuống đến nơi là chị em tôi gặp được nhau luôn, chị ấy bảo tao đợi mày suốt từ sáng đến giờ, lên xe nhanh còn về kẻo tối chứ nhà còn xa lắm. Nơi chị ở cách trung tâm Buôn Ma thuột khoảng chừng hơn 20km. chị chở tôi trên chiếc xe đạp phượng hoàng ngày xưa, hai chị em phải đi tắt đường rừng, có những chỗ phải vác xe lên vai mà đi, về đến nhà thì trời đã có sao.

tối hôm đấy, phần vì đi xe còn mêt, phần vì đã khuya nên chị em tôi chẳng trò chuyện gì nhiều mà đi ngủ luôn. sáng hôm sau tôi bắt đầu khám phá nơi an cư lạc nghệp mới mẻ của mình. thấy tôi lớ ngớ chị bảo:
– một lát nữa tao dẫn mày đi gặp ông giám đốc nông trường.

( giải thích thêm ở chỗ này là chị gọi tôi vào để làm công nhân cạo mủ cao su cho Nông Trường Cao Su CuorĐăng mà hiện tại chị cũng đang là công nhân cạo mủ ở đấy).

tôi vào là được nhận việc ngay, nhưng tôi được nhận vào làm nhà bếp để nấu ăn cho công nhân. Nông trường có chỗ ở tập thể cho công nhân, nói là thế nhưng cũng chỉ được hai cái lán đơn sơ một cho nam và một cho nữ.
nhắc đến đây, từ hôm tôi vào đến nay giờ mới có cơ hội rảnh rỗi 2 chị em ngồi nói chuyện. mới có thời gian nhìn nhau một cách chăm chú, thấy chị xanh xao, tôi có hỏi thì chị bảo:

– tao có bầu rồi, gần 4 tháng. ( hồi ấy chắc ăn uống khổ cực, nên bầu gần 4 tháng mà chị cũng chỉ hơi có bụng một chút, tinh ý mới nhận ra )

– chị đùa à, với ai?

– tao chẳng có hơi sức đâu mà đùa, thì với ông Tuấn chứ ai. ( anh Tuấn cũng là công nhân của Nông Trường, quê ở Quảng Nam)

– rồi chị tính sao?

– sao trăng gì,ông Tuấn có một mảnh đất được cấp, chúng tao cũng đã trữ được một chút chắc làm tạm cái nhà nhỏ để ở

nói là làm, tháng sau phần thì nhờ anh em góp công, phần hai anh chị tích góp được chút ít. anh chị dựng được cái nhà ván nho nhỏ rồi chuyển ra đó ở hẳn. tôi thì vào đây chẳng anh em họ hàng, chỉ có chị nên cũng coi chị như chị gái, vẫn qua lại nhà chị thường xuyên như cơm bữa.

vài tháng sau chị sinh, một bé trai khỏe mạnh, tôi vẫn ra phụ giúp việc vặt cho chị hằng ngày. chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như không có cái ngày định mệnh ấy.hôm đó hai chị em ngồi đợi anh Tuấn về ăn cơm, đã quá giờ mà anh vẫn chưa về. Chị Hiền sốt ruột cứ bế con đi ra đi vào. lóng ngóng được một lúc thì cũng thấy anh về, tay xách nách mang đâu một đống cây con gì đấy, hỏi ra mới biết anh về trễ vì nay bên Khuyến Nông có nhập một số giống bơ sáp về ươm, anh có thằng bạn thân làm bên đó nên được tuồn ra cho một ít.

về phần nhà anh hai vợ chồng làm công nhân nên được Nông Trường cấp cho 1 mảnh đất nhỏ nhỏ đủ để làm nhà, phía bên cạnh nhà anh là khoảng đất hoang do xã quản lý. mảnh đất đấy nghe đâu trước là khu nghĩa địa của người đồng bào Ê Đê , chỗ chúng tôi ở chủ yếu là người Ê Đê sinh sống. Trong bữa cơm anh bàn với chị ngày mai sẽ dời cọc rào lấn sang đất bên kia để trồng thêm 2 hàng bơ tiện làm hàng rào cho thẳng đất nhà mình luôn.

Anh bảo tranh thủ lúc này người ta dễ, mình lấn được bao nhiêu mình lấn, đất của chung, sau này cây lớn rồi không lẽ người ta bắt chặt đi, với lại đất làng, đất xã hơi đâu mà ai để ý. chị tôi nghe anh tính vậy thì gàn, chị bảo nghe người dân ở đây bảo đây trước kia là khu nghĩa địa, nhưng lâu quá, chiến tranh, nó san bằng hết rồi, nên chẳng còn phân biệt được mộ.bây giờ người ta vẫn để đấy, có ai dám canh tác đâu mà anh còn dấn vào làm gì. Thôi mấy cây anh xin được để rẻ lại cho người ta,kiếm ít đồng mua sữa cho con. Anh bực mình chê chị đúng đàn bà cả đời đái không qua ngọn cỏ, ma cỏ gì ở đây, đời tao tao chỉ sợ mỗi con ma đầu đen còn lại tao chẳng sợ gì sất.

anh vốn tính bảo thủ, nói là làm chẳng ai gàn được, sáng hôm sau anh dậy sớm và bắt đầu công việc. sức thanh niên trẻ khỏe, chỉ đến giữa trưa là anh đã đào gần xong , đến hố cuối cùng thoạt nhiên anh thấy tay mình như có ai ghì chặt lại, chẳng thể nào nhấc cuốc lên nổi, hai tai thì ù tịt. anh đứng yên một lát rồi lại dơ cuốc lên bổ mạnh xuống đất, nhưng lạ thay rõ ràng anh nhắm xuống đất mà nhát cuốc lại lia thẳng vào chân a, máu bắn ra tung tóe, anh chạy vào nhà bảo vợ băng lại vết thương cho mình. Chị Hiền phần đã không đồng tình với ý định của anh từ đầu,nay thấy anh bị vậy thì lại càng tru tréo. Và cũng kể từ lúc đó thằng cu con nhà anh chị bắt đầu khóc mãi không thôi, dỗ kiểu gì cũng không được. thằng bé vừa khóc vừa oằn mình lên đau đớn như kiểu có ai đang cấu véo vào da thịt nó vậy, khóc đến tím tái mặt mày.

thấy con mình đang yên lại khóc dữ dội như vậy, anh chị đâm lo, chị chạy sang gọi tôi kêu đưa thằng cu qua trạm xã để khám. Nhân viên y tế Xã khám và bảo nó chẳng có dấu hiệu sốt hay gì cả, nên anh chị lại đưa cháu về. về đến nhà, thằng bé lại càng khóc to hơn, được một lúc chắc lả đi vì mệt nên cu cậu thiếp đi được một lúc, cả tôi và anh chị đều cảm thấy khó hiểu vì việc này. thằng cu ngủ, chị cứ ngồi ôm con như vậy, thấy thằng bé đột nhiên nhễ nhại mồ hôi, tôi bảo chị đặt nó xuống rồi lấy khăn ấm lau người cho nó, chắc cu cậu sốt. Đang lau người cho con thì đột nhiên chị hét lên thất thanh, tôi với anh vội chạy lại xem có chuyện gì thì thấy chị vạch áo thằng bé ra, tay chỉ vào ngực thì thấy trên ngực thằng bé có một vết bầm, như một cục máu bằng cỡ nắm tay.

chị khóc nấc vì không biết chuyện gì xảy ra với con, anh hỏi chị có làm té con không nhưng chị chắc chắn là không, chị chăm nó cả ngày có khi nào rời mắt khỏi nó đâu. Vậy thì vết bầm đó ở đâu ra, chị bắt đầu suy diễn, chị cũng là một người khá mê tín, tin vào sự hiện hình của ma quỷ. Chị nghĩ chắc con mình bị ai đó quở, chị bảo tôi tìm đến nhà ai nuôi heo, lấy trộm một ít phân heo về cho chị. Tôi thắc mắc không biết chị cần đến thứ đó để làm gì thì chị bảo lấy phân heo về rồi khoanh tròn lên vết bầm đó để cho ma quỷ không làm hại được con chị. Không biết là có hiệu quả thật như lờ chị nói hay không nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, có cách nào thì làm cách đó thôi, tôi toan chạy đi thì bị anh Tuấn gọi giật lại. Anh bảo :

– chỉ có lũ đàn bà gàn dở, đầu óc ngu si như các cô mới tin vào ma quỷ, mới lấy phân heo để chữa bệnh, thu xếp quần áo đi tôi chở lên bệnh viện khám là ra bệnh hết.

Thông thường những lúc như thế này thì lời nói của anh tuyệt nhiên có giá trị như một mệnh lệnh đối với chị em tôi và chúng tôi thu xếp đưa thằng bé lên thẳng bệnh viện Tỉnh Đăklak. Đến nơi thằng bé càng khóc dữ dội, người thì vẫn cong quắp như tôm, mặt mũi thì tái mét cắt không ra giọt máu. Các bác sĩ đưa bé đi khám và xét nhiệm nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh tình của nó. Thằng bé vẫn cứ khóc, nhưng tiếng khóc của nó nghe thật kì lạ, không giống như tiếng khóc của em bé bình thường mà nghe như tiếng gào thét của một người lớn,thậm chí có lúc còn phát ra những âm thanh rên rỉ nghe lạnh buốt cả sống lưng.

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ vẫn chưa chuẩn đoán được bệnh của thằng bé, bác sĩ gọi anh chị lại và bảo bây giờ sẽ tiến hành “ chọc dò tủy sống” cho bé để xét nhiệm xem có phải bé bị viêm màng não hay không. Mặc dù biết đây là một phương án khá nguy hiểm đối với con mình, nhưng thấy con cứ khóc mãi không thôi như vậy nên anh chị chẳng còn cách nào khác là đồng ý.

Họ bắt đầu trói chặt tay chân thằng bé lại, thằng bé khóc, tiếng khóc thỉnh thoảng nghe như tiếng gào thét, đôi lúc không biết có phải ù tai không mà tôi lại nghe ra như tiếng cười, một tiếng cười ma dại, thỏa mãn. thằng bé nằm trên băng ca, trên ngực nó vẫn còn cục bầm, tôi thấy, anh chị thấy nhưng tại sao các bác sĩ và nhân viên lại không một ai thấy. Chúng tôi có chỉ cho họ, nhưng họ lại nhìn chúng tôi bằng ánh mắt hoài nghi kiểu như chúng tôi là những kẻ ngớ ngẩn vậy. Rồi đột nhiên thằng bé hét lên, và bỗng nhiên cục máu bầm ở ngực thằng bé bắt đầu di chuyển, cục máu chạy dần từ lồng ngực thằng bé lên phía cổ dần dần từng tí một.Cảm nhận được sự đau đớn tột cùng của con, chị ôm con vào lòng rồi gào khóc, miệng lẩm bẩm van xin nhưng cục máu bầm ấy vẫn dần dần chạy lên phía cổ,mặt thằng bé bắt đầu biến sắc, từ tím rồi chuyển sang trắng bệch.

Chị vẫn ôm con trên tay và trở nên hoảng loạn khi thấy khuôn mặt của con mình, không phải là khuôn mặt của một đứa trẻ mà nhăn nhúm, cau có của một bà già, chị hoảng sợ đến mức xém đánh rơi con xuống đất. Thấy tiếng kêu thất thanh của chị, bác sĩ chạy đến nhưng không kịp nữa, thằng bé đã tắt thở. Chị như người vô hồn, trên suốt quãng đường về nhà, chị ôm chặt thằng bé không buông, miệng thì cứ lẩm bẩm một vài câu gì đó mà có lắng tai mãi tôi cũng không thể nào nghe được. Vừa về đến nhà thì một cạnh tượng hãi hùng lại hiện ra trước mắt, tất thảy đàn chó mới đẻ cùng con chó mẹ nằm lăn ra chết la liệt trước sân, mới chết miệng còn chảy máu tươi mà cả nhà đã bốc lên một mùi hôi thối đến khó tả. Chị vừa bế con vào nhà đặt lên giường thì đã nghe thấy tiếng cười khanh khách ngoài nhà, chị chạy vội ra thì thấy anh, đầu tóc rũ rượi, miệng chảy ra một thứ nước nhớt màu đen, thối kinh khủng, anh cười khanh khách, cặp mắt thì trắng dã chẳng còn thấy tròng đen. Chị chạy tới lay anh thì bị anh hất bay sang một góc, anh chỉ tay vào mặt chị hét lên tru tréo : tao giết cả nhà chúng mày, cả nhà chúng mày phải chết.

chị quỳ xụp xuống mà van xin, mà khóc lóc. Anh bắt đầu đập phá mọi thứ trong nhà, tôi lúc này cũng đã hồn bay phách lạc nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh, chạy nhanh ra khỏi cửa, như có ông bà dẫn đường đầu óc thì mụ mị, chân tay bủn rủn nhưng tôi lại chạy thẳng một mạch đến nhà thầy Minh Đức, là một ông thầy người Huế, thầy đi khắp nơi và không ở cố định ở đâu, cách đây vài tháng thầy đến chỗ chúng tôi và ở trong nhà của một người phật tử. Biết thầy hay đi giúp cho người dân ở đây trong các buổi cúng kiếng, linh tính như chỉ có thầy mới giúp được anh chị nên tôi tìm đến thầy. Vừa đến nơi, chưa kịp kể lể thầy đã nói tôi, phải đi nhanh lên không thì không kịp như là đã biết trước sự việc.

Vừa đến đầu cổng thầy đã bắt đầu tuộng kinh, về phần anh Tuấn vẫn đang đập phá mọi thứ trong nhà thì đột nhiên cũng dừng lại. Thầy lấy một thứ nước gì đó vẩy vào người anh, mắt anh long lên sòng sọc, miệng gào thét nhưng tay chân thì bất động, miệng vẫn chảy ra một thứ nhớt màu đen xì bốc mùi hôi thối. thầy nói chuyện với anh bằng một thứ ngôn ngữ nào đó mà cả tôi và chị đều không nghe được, chỉ thỉnh thoảng thấy anh hét lên, gào rú, tay cào xuống nền nhà nghe sột sột đến man rợ. Được một lúc sau lại thấy anh cười, nhưng tiếng cười cũng nghe rất đáng sợ, nghe như tiếng trẻ con khóc, như tiếng chó tru nói chung là một thứ âm thanh hỗn tạp, chói tai.Thầy lại tiến tới gần anh, miệng đọc kinh nhanh hơn, tiết trời tháng 12 rét run người mà mồ hôi thầy cứ chảy thành dòng trên mặt, vừa đọc kinh thầy vừa vẩy vào người anh một thứ nước gì đó mà tôi cũng không rõ. lúc này tự nhiên hai mắt anh đỏ lòm lên như có muôn ngàn tia máu muốn bắn ra khỏi mắt, anh hét lên rồi quơ lấy con dao gần đấy, chặt vào ngón chân cái của mình, ngón chân hôm trước trong lúc làm vườn anh cuốc phải vào chân, ngón chân cái đứt lìa ra khỏi bàn, vừa lìa ra thì đã bắt đầu thối rữa và anh cũng nằm bất động ngay trên sàn nhà. Lúc này tôi với chị thực sự hoảng loạn và chưa kịp hoàng hồn với những gì đang xảy ra thì thầy tới và bảo : xong rồi, đấy là cái nợ phải trả, đem anh ấy vào nghỉ đi rồi chuẩn bị hậu sự cho đứa bé nữa.

Còn về phần thầy, thầy bảo tôi lấy trong túi của thầy một cái hũ nhỏ thầy đã chuẩn bị sẵn rồi theo thầy ra vườn. Lạ thay tất cả những cái hố anh đào hôm trước nay ra hầu như đã được lấp lại như cũ, thầy tiến thẳng tới góc vườn, lấy cuốc xới nhẹ lên thì thấy có rất nhiều xương người, thầy nhặt bỏ vào trong hũ rồi nói:

Ở đây trước kia là khu nghĩa địa, nhưng đã bị san bằng nên người ta không còn tìm thấy mộ nữa, anh cô biết vậy nhưng còn cố chấp, phạm đến mồ mả của người ta, người ta phạt.Đây là mộ của một người đàn bà Ê Đê, bà ấy muốn bắt cả nhà anh cô phải chết nhưng mệnh thằng bé này có hiếu, nó muốn bảo vệ ba mẹ nó nên về báo mộng cho thầy tới giúp, còn về cái chân, vì anh này làm mất mất một ngón chân của bà ấy nên người ta bắt phải đền. Bây giờ thầy giời bà ta đến chỗ ở mới và anh chị cô phải thờ cúng cho bà ta thì bà ta mới chịu buông tha mà không phá nữa.

Có lẽ đây là một kết thúc buồn và anh chị phải trả một cái giá quá đắt là mất đi đứa con của mình. trong câu chuyện mà tôi kể tất nhiên có một số phần tôi thêm thắt vào để câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng cốt truyện là một câu chuyện có thật các bạn ạ. lúc tôi viết lại câu truyện này, máy tính của tôi có những trục trặc vô cùng khó hiểu, cứ nghĩ là sẽ không viết được đến đây đâu, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã kể xong, các bạn đọc để giải trí thôi nhé !!!!

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.Mẹ con bác...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

2
7 tháng 8 2019

Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].

31 tháng 3 2022

Năm giờ sáng, lúc ông trời còn đang ngủ, tôi dậy chuẩn bị ra bến xe. Trời tờ mờ sáng, xe lăn bánh tiến về phía Nam. Ngồi trên ô tô, cảnh vật bên đường như chạy qua mắt tôi. Nhìn cảnh đẹp mà lòng tôi cứ lâng lâng nghĩ về quê hương biết bao tươi đẹp của mình. Gần trưa, xe đến nơi. Tôi bước xuống xe, đi về phía làng Rạng bên bờ sông Lam xanh mát. Đường làng tôi! Đường làng tôi đây rồi! Con được mẹ đất quen thuộc vẫn như ngày nào, trải dài suốt hai bờ ruộng, bãi ngô về đến nhà, tôi chạy ào vào gọi bà. Bà đang cho gà ăn trước sân, vui mừng, xúc động khi nhìn thấy tôi. Bà múc nước giếng cho tôi rửa mặt. Dòng nước mát lạnh như xua hết bao mệt nhọc trên đường đi. Buổi chiều, tôi cùng ba mẹ ra thăm mộ ông trên đồi cao. Sau khi thắp hương cho ông, tôi quay ra hít thở khí trời. Đứng ở đây, tôi có thể nhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh.

Xa xa, những ngọn núi trùng điệp thấp thoáng sau làn mây trắng mềm mại, nhẹ tênh như dải lụa. Từ chân núi phía xa trải đến chân đồi bên này là một cánh đồng lúa mênh mông. Lúa đang thì con gái, bông nặng trĩu, vàng ươm. Nắng nhạt phủ lên cánh đồng và những bãi ngô trù phú một lớp nắng nhẹ của buổi chiều. Bãi ngô non nở hoa nâu giản dị, râu ngô cũng nâu theo. Từng búp ngô non từ trong lá chui ra, tươi cười hớn hở, để lộ ra bao cái răng vàng loá. Từng đàn cò trắng thi nhau liệng xuống đồng làm duyên, rỉa lông rỉa cánh rồi lấy đà bay vút lên trời xanh. Nắng cũng kịp rác lên bờ sông Lam một chút nắng vàng hoc lấp lánh. Sông Lam mùa này nước xanh, trong vắt, từng đàn cá tung tăng bơi lội. Cá uốn lượn mấy vòng dưới nước như vận động viên bơi lội, có con nhảy lên hụp xuống như nhảy múa thật vui. Dưới chân đồi, những cậu bé cô bé đang vui vẻ nô đùa, mặc cho đàn bò gặm cỏ no đó để rồi cuối buổi chiều, bọn trẻ dắt bò về nhà. Những con bò đã no căng bụng lững thững theo chủ về nhà. Nhìn ra xa một chút, hiện lên những ngôi nhà ngói gạch đỏ tươi. Đống rơm chất cao giữa sân vàng giòn, có thể cháy ngay tức khắc nếu có một ngọn lửa châm vào. Trên bờ tường rêu phủ kín xanh mượt, hòa vào đám lá mướp xanh ngát, làm nổi bật lên những bông hoa mướp vàng tươi nở xòe; từng nụ mướp chúm chím, e thẹn, khẽ nấp sau chiếc lá. Tôi đi xuống đồi. Đồi khá dốc, cào cào, châu chấu nhảy loạn xạ. Mặt Trời ngả bóng, hoàng hôn buông xuống phủ lên cảnh vật một màu đỏ bình yên. Bầu trời dần chuyển sang màu xanh tím. Buổi tối, sau khi ăn cơm, tôi đi thăm bà con làng xóm và kể cho bà nghe chuyện ở Thủ đô.

Ba ngày sau, tôi về Hà Nội. Lúc chia tay bà, tôi rơm rớm nước mắt. Bà ôm tôi, bàn tay gầy gò của bà khẽ xoa lên đầu tôi khiến tôi chẳng muốn rời xa bà, xa quê hương. Nhưng dù đi đâu tôi cũng không thể quên được hình ảnh bà và câu hát thân thương: Nước sông Lam vừa trong vừa mát. Đường đi chợ Rụng lắm cát dễ đi.

Tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát Mẫu 2

Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, gia đình em đã tổ chức đi chơi ở Vũng Tàu trong vòng một tuần. Em rất phấn khởi vì từ lâu em đã ao ước được nhìn ngắm bãi biển xanh trong ấy.

Sáng, khoảng bốn năm giờ. Gia đình em lên xe và lên đường đến Vũng Tàu. Gần trưa xe mới tới nơi. Em bước xuống xe và đưa mắt quan sát. ôi! Em thốt lên. Ánh nắng hắt xuống biển làm mặt nước biển lóng lánh một cách rực rỡ. Nước biển trong suốt lộ ra cho em thấy bãi cát gợn đều rất lạ. Em chưa kịp ngắm hết quang cảnh ở đó thì phải phụ ba mẹ xách đồ đạc về phòng trọ.

Phòng trọ cũng rất tiện nghi. Nhưng điều làm em thích nhất là phòng trọ có một cửa sổ, mà đứng ở cửa sổ thì có thể nhìn thấy bãi biển. Sau khi ngủ một giấc lấy lại sức em thay đồ rồi chạy ra biển. Biển lúc này có một màu xanh đục. Nắng dịu trải dài trên bãi cát trắng. Chốc chốc lại có những cơn gió thoảng qua làm đung đưa những tàu dừa xanh mơn mởn.

Em bước từng bước trên bãi cát mịn và nóng xuống biển. Nước biển mát rượi làm em sảng khoái lạ thường. Lúc này trên bờ chỉ còn lác đác những du khách tham quan đang hối hả về cho kịp chuyến xe. Những con dã tràng nhanh chóng chạy về tổ. Nắng đã tắt hẳn, em phải trở về phòng với vẻ luyến tiếc.

Buổi tối, em đứng ở cửa sổ nhìn về phía bãi biển. Lúc này bãi biển chỉ toàn một màu đen, nhưng em có thể trông thấy những đợt sóng trắng xóa ập vào liếm lên bãi cát. Em có thể nghe thấy tiếng sóng rì rào như một bản tình ca dịu dàng đưa em vào giấc ngủ.

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

1
12 tháng 11 2018

Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến trường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú vị làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận... Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...  

  Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?    A. Con đê   B. Đêm trăng thanh gió mát   C. Tết Trung thu.  Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn?   A.Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.   B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.   C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. 
1
17 tháng 3 2022

Câu 1 : a

Câu 2 :a

Tác Giả Nguyễn Bính à bạn

Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.

Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.

Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.

tham khảo nhé bạn

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏiBữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh - Nguyên Tác: Chu Hải LượngChị là người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, chị vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.  Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh - Nguyên Tác: Chu Hải Lượng

Chị là người giúp việc cho một ông chủ ngoại ngũ tuần rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, chị vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.  Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường chị nói với nó rằng: Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết việc làm của mẹ nó là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 miếng xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà to lớn và tráng lệ…Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ…Đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con: Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát…tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào…Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm…Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi: Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự…Thằng bé mở cửa…Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ…Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ…Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

B) - Ông chủ nhà trong câu truyện đã cư xử như thế nào với cậu bé con của người làm thuê nghèo khó?

- Thái độ và việc làm của ông đã tác động như thế nào đến cậu bé nghèo trong câu truyện? - Đã ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh?

Giúp mình nhé ! Ngày may tớ nộp rồi

 

5
8 tháng 10 2016

Ông chủ nhà trong câu truyện cư xử rất tốt và ko phân biệt giàu hay nghèo

-Ongo đã làm cho mọi người đều phải cảm động

+)Hạnh phúc,cảm động

+)Vui vẻ,tươi tắn

+)Đồng cảm và cho họ là tốt

Tui hc qua bài này rùi

8 tháng 10 2016

câu ch hay lắm bạn à! rất có ý nghĩa. mọi ng hãy thửu đọc chậm hết câu ch và ngẫm nghĩ đi